Cười hở lợi là gì? Có thể cải thiện tình trạng này bằng phương pháp nào?
Cười hở lợi là một đặc điểm có thể bắt gặp ở khá nhiều người. Mặc dù điều này không gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nhưng lại khiến người mắc cảm thấy thiếu tự tin mỗi khi cười vì mất thẩm mỹ. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải thích cười hở lợi là gì và một số phương pháp khắc phục tình trạng này.
1. Cười hở lợi là gì?
Cười hở lợi là tình trạng khi cười làm lộ phần nướu ở hàm trên quá nhiều, khiến cho nụ cười trở nên kém thu hút, mất thẩm mỹ và khiến cho nhiều người cảm thấy tự ti vì sở hữu đặc điểm này. Tuy nhiên đây không phải là biểu hiện của bệnh lý mà chỉ làm giảm tính thẩm mỹ mỗi khi cười mà thôi.
Một nụ cười được cho là không hở lợi nếu người đó khi cười tối đa bị lộ nướu không quá 2mm.
Có 4 mức độ cười hở lợi, cụ thể như sau:
-
Mức độ nhẹ: cười hở lợi nhẹ là khi người đó cười thì sẽ để lộ nhiều hơn 3mm mô nướu, so với chiều dài của răng thì ít hơn 25%;
-
Mức độ trung bình: khi cười làm lộ nướu đến 25%, so với chiều dài của răng thì ít hơn 50%;
-
Mức độ nặng: khi cười làm lộ nướu nhiều hơn 59%, so với chiều dài răng nhỏ hơn 100%;
-
Mức độ rất nặng: lộ toàn bộ mô nướu và nhiều hơn tới 100% so với chiều dài răng.
Các mức độ cười hở lợi
Nguyên nhân dẫn đến cười hở lợi là gì?
Nếu bạn bị cười hở lợi thì rất có thể là do những nguyên nhân dưới đây:
-
Xương hàm trên phát triển quá mức: điều này dẫn tới biểu hiện răng hô về phía trước kèm theo cười hở lợi, mặt thô;
-
Cường cơ nâng môi trên: do cơ nâng môi hoặc cơ vòng môi không được phát triển hoàn thiện, dẫn tới việc mỗi khi cười thì cơ nâng môi bị di chuyển lên quá cao gây hở lợi;
-
Cấu trúc môi trên quá ngắn: người đó có đặc điểm không thể khép được kín môi khi miệng không hoạt động và làm lộ phần lợi mỗi khi cười.
3. Một số phương pháp giúp cải thiện nụ cười hở lợi
Nguyên nhân dẫn đến cười hở lợi là khác nhau. Do đó nếu bạn đang gặp phải tình trạng này thì cần phải đi khám nha khoa và bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp dựa trên nguyên nhân gây ra đặc điểm này. Có thể áp dụng nhiều biện pháp cùng lúc để đạt được hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất. Cụ thể:
-
Trường hợp cười hở lợi là do môi trên ngắn: thực hiện phẫu thuật giúp kéo dài môi trên do bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ đảm nhiệm;
-
Nếu cười hở lợi do chiều dài thân răng ngắn: phổ biến nhất là phẫu thuật giúp cải thiện độ dài thân răng bằng cách: di chuyển nướu gần về chân răng hoặc cắt nướu. Ngoài ra, nếu cần thiết thì ổ răng hàm trên cũng cần phải được điều chỉnh lại;
Điều trị hiệu quả sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng cười hở lợi
-
Cười hở lợi do xương ổ răng quá dày hoặc do tình trạng quá phát xương hàm trên: đây là trường hợp phức tạp nhất trong số các nguyên nhân gây hở lợi khi cười. Lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng biện pháp giảm hô bằng cách kéo lui răng hàm trên, sau khi chỉnh nha có khả năng phải cắt thêm nướu;
-
Nếu nguyên nhân cười hở lợi là do cường cơ nâng môi trên: tiêm botulinum toxin. Đây là chất được dùng trong thẩm mỹ giúp cơ nâng môi trên yếu đi, hoặc thay đổi vị trí của cơ này bằng thủ thuật cắt, định vị lại.
4. Trước khi phẫu thuật điều trị cười hở lợi cần lưu ý những gì?
-
Bệnh nhân cần thực hiện các chỉ định như: xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, chụp X-quang hàm,…;
-
Bác sĩ thăm khám lâm sàng một cách kỹ lưỡng thông qua quan sát tình trạng răng, nướu, khuôn hàm, môi trên,… Bên cạnh đó, người bệnh cần cung cấp các thông tin liên quan tới bệnh sử như đang mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, bệnh về máu, gan, thận, tiểu đường, dị ứng,…;
-
Để tránh gặp biến chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ giúp người bệnh lấy cao răng và đánh bóng răng;
5. Biến chứng sau phẫu thuật cười hở lợi là gì?
Mặc dù phẫu thuật khắc phục tình trạng cười hở lợi không quá phức tạp, tương đối an toàn và ít xâm lấn làm thay đổi quá nhiều cấu trúc cơ thể nên hiếm khi có biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Tuy nhiên người thực hiện phẫu thuật cười hở lợi vẫn có nguy cơ gặp phải các triệu chứng hậu phẫu sau:
-
Đau sau phẫu thuật: trong vòng từ 2 – 3 ngày người bệnh được kê dùng thuốc giảm đau;
-
Chảy máu: không nên chải răng với mức độ mạnh sau phẫu thuật. Để hạn chế việc chảy máu, bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp cắt nướu bằng laser;
-
Ăn nhai khó hơn;
-
Môi trên có hiện tượng sưng to, phù nề: dùng thuốc giảm sưng, kháng viêm do bác sĩ kê đơn;
-
Vị trí cắt nướu gặp nhiễm trùng, viêm nha chu: thường là do quá trình ăn uống và vệ sinh hoặc chăm sóc vết thương tác động;
6. Bệnh nhân cần làm gì sau phẫu thuật cười hở lợi?
-
Vùng răng nướu sau khi được phẫu thuật sẽ có cảm giác hơi tê và sưng, điều này có thể kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày đầu sau khi thực hiện thủ thuật. Để cải thiện cảm giác này, bệnh nhân nên uống thuốc mà bác sĩ đã kê đơn;
-
Sau 1 tuần cần đi khám lại để cắt chỉ và kiểm tra vết mổ;
-
Các món ăn phù hợp: đồ ăn mềm, cháo nguội,… trong 2 ngày đầu. Vết thương sẽ lành dần sau 1 tuần;
-
Cần lưu ý phải vệ sinh sạch sẽ, đúng cách, súc miệng nhẹ nhàng với nước sát khuẩn;
-
Trong trường hợp xảy ra những phản ứng bất thường, hãy đi khám lại ngay:
-
Cảm giác đau nhiều và đau tăng ở chỗ chỉnh xương và cắt nướu, kèm theo biểu hiện sưng nề lan rộng;
-
Chảy máu lâu không cầm được;
-
Răng lung lay, đau răng nhiều sau khi ăn;
-
Nôn ói, nổi mề đay, mệt mỏi hay thậm chí là dị ứng sau khi dùng thuốc;
-
Nướu bị bầm tím;
-
Ngay trong những ngày đầu sau phẫu thuật đã bị bung hết chỉ khâu.
Hình ảnh trước và sau khi phẫu thuật khắc phục cười hở lợi
Như vậy, bài viết trên đã giải thích cười hở lợi là gì và những lưu ý khi thực hiện phẫu thuật cười hở lợi. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng cười hở lợi và muốn cải thiện đặc điểm này, hãy đến Hệ thống Nha khoa Thẩm mỹ Pha Lê
Phòng khám quy tụ đội ngũ y bác sĩ đều trên 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật răng hàm mặt, có chứng chỉ trong nước và quốc tế về nha khoa. Bên cạnh đó, Pha Lê còn được trang bị hệ thống máy móc cao cấp, hiện đại hỗ trợ cho việc chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả cao.
Để được tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ qua Tổng đài 097.889.5352